pallet gỗ, thùng gỗ, ban pallet go, thung go

Công ty Cổ phần Interwood

Địa chỉ đăng kí: Số 282B Âu Cơ, tổ 36 cụm 5, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội

Tel: 096 882 0440, Email: info@interwood.vn, Web: www.interwood.vn

Nhãn Thái xuất sang Trung Quốc

Nhiều lần nghe nói hoa quả Trung Quốc xuất sang Việt Nam ngâm chất bảo quản, để hàng tháng không hỏng, giờ mình mới có dịp tận mắt chứng kiến hoa quả Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc trong 1 chuyến đi thực tế trên Lạng Sơn. Rùng mình, xót xa và nhiều bất ngờ...

NHÃN THÁI XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

Nhiều lần nghe nói hoa quả Trung Quốc xuất sang Việt Nam ngâm chất bảo quản, để hàng tháng không hỏng, giờ mình mới có dịp tận mắt chứng kiến hoa quả Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc trong 1 chuyến đi thực tế trên Lạng Sơn. Rùng mình, xót xa và nhiều bất ngờ...

Tình cờ 20/11 mình có dịp lên Lạng Sơn mấy ngày vừa rồi theo 1 xe container lạnh chở hàng nhãn tươi của Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc. Container này lấy hàng tại cửa khẩu Savanakhet, Lào, chạy quá cảnh qua lãnh thổ Lào, quá cảnh Việt Nam qua cửa khẩu Chalo, Quảng Bình lên giao tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Do bị tai nạn bên Lào nên hàng fai chuyển tải sang container lạnh khác chạy lên Lạng Sơn và sự thật bất ngờ bắt đầu từ đây...

 

     nhan thai lan     nhan thai lan

 

Nhiều lần đọc báo thấy hoa quả Việt Nam ùn ùn tại Lạng Sơn hàng trăm xe, bị phía Trung Quốc ép giá phải bán tống bán tháo, thậm chí mất tiền thuê xe đổ bỏ mà năm nào cũng cứ tái diễn. Nhãn Hưng Yên, nhãn Tiền Giang, dưa hấu, thanh long...ùn ùn kéo lên cửa khẩu những lúc vào vụ và lần nào cũng chịu thua thiệt. Phía đầu Trung Quốc có hơn chục tay to chuyên buôn hoa quả. Họ liên minh với nhau để cùng ép giá đến khi nào các nhà buôn Việt không chịu nổi giá, tự đánh lẫn nhau, tự hạ giá, ép bên này ép bên khác để thu lợi.

Khác hẳn trong suy nghĩ của mình trước khi đi, hầu hết các nhà buôn hoa quả Việt đều bỏ nghề vì không chịu nổi lỗ. Nhiều người lâm vào phá sản, phải bỏ trốn trước các chiêu trò của người Trung Quốc. Những ai sống được chủ yếu chỉ nhờ mối quen hải quan, biên phòng nhận làm thủ tục hải quan và vận chuyển thuê, còn lại không dám bỏ tiền ra buôn lên đây nữa vì quá khiếp hãi. Người Trung Quốc bây giờ đến tận các vựa ở các nơi mua hàng, mang cả giỏ nhựa, dây đai và thuốc bảo quản, đóng hàng theo quy cách của họ, thuê xe vận chuyển. Như nhãn Tiền Giang đóng túi 6kg/túi, tẩm chất bảo quản kinh khủng chở xe lạnh về Trung Quốc.

Hàng nhãn Thái Lan cũng được đóng sọt nhựa 13kg/sọt, tẩm hóa chất tẩy trắng vỏ (thường gọi là hàng nhãn tẩy) từ bên Thái Lan, đóng trong container lạnh tiếp tục bỏ thêm hóa chất (thường là lưu huỳnh), mở container ra mà tưởng ngạt thở vì hóa chất bay ra. Chứng tỏ không chỉ dân Việt Nam bị ăn hoa quả tẩm hóa chất, mà ngay dân Trung Quốc cũng vậy, thậm chí hoa quả trên chợ Long Biên bán, gồm cả hàng nhãn Thái Lan nhưng chỉ ướp đá, không có hóa chất. Do vậy bạn có thể yên tâm ăn nhãn Thái Lan ở Việt Nam.

Phân biệt hàng tẩy và hàng không tẩy rất dễ dàng. Hàng tẩy vỏ quả nhãn màu vàng nâu nhạt, trong khi hàng không tẩy vỏ mầu sậm. Đặc biệt lưu ý nếu bóc vỏ ra mà quả nhãn có màu trắng đục là đã bị ngấm thuốc bảo quản từ vỏ ngấm vào trong ruột. Ăn hay vứt ngay tùy độ liều và chịu chơi của bạn. Nghĩ đến điều này mà rùng mình vì bản thân đã nhiều lần ăn nhãn bị như vậy mà không biết. Ăn chỉ cần 10 quả là cổ bắt đầu ngứa do hóa chất tiếp xúc. Hix.

Hàng chỉ cần bị tai nạn chút là vỡ sọt nhựa do chạy lạnh 0oC trong container nên sọt trở nên rất giòn. Và phía Trung Quốc cũng chỉ mong chờ điều này để xẻ thịt bạn vì họ sẽ không bao giờ nhận hàng vì đủ lý do, từ việc chất lượng không đảm bảo (dù hàng còn nguyên chỉ vỡ nhẹ sọt nhựa), hóa chất không đủ, rồi lý do hàng này họ vận chuyển vào kho lạnh ở Hồ Bắc, Bắc Kinh, Quảng Đông.... để bán Tết...để ép giá. Chiêu phổ biến là ép mình đánh xe sang biên giới, họ sẽ phân hàng ra và bắt đầu bài ép giá vì biết xe của mình không thể quay về Việt Nam được nữa.

Như container này, đã fai phân ra 1/2 sang container khác, chọn toàn sọt ngon cho sang Tân Thanh. Đến khi sang Pò Chài, ban đầu họ trả 110 tệ/sọt (tỉ giá 3500 đ/tệ, 1 sọt 13 kg cả sọt, 12 kg hàng), tương đương 32.000 đ/kg, sau đó lấy lý do sọt vỡ (dù chỉ sứt 1 tí), trả 90 tệ/sọt (26.000 đ/kg), đến hôm sau thông báo chỉ trả 60 tệ/sọt (17.500đ/kg) với lý do hôm trước sang xe tối quá nhìn không rõ hàng và sọt vỡ cũng buộc fai bán không bán họ yêu cầu trả về và phải trả toàn bộ tiền xe từ Quảng Đông (quá tiền hàng). 12 tấn hàng có trị giá hơn 740 triệu tại Thái Lan chỉ còn bán giá 236 triệu tại Trung Quốc, mới 1/2 số hàng đã chịu thiệt hại 500 triệu đồng.

Số 13.500 kg còn lại cho quay về chợ Long Biên, nhờ mối quen bán nốt vì phía Trung Quốc không mua nữa. May mắn nhờ được một anh bán hoa quả Thái bán hộ, giá còn được cao hơn giá bán tại Trung Quốc mà mình chủ động, không thì chỉ còn cách bán cho mấy bên làm long nhãn (nhãn sấy khô) tại Hưng Yên 10.000/kg, chỉ cách đâm đầu vào tường vài mm.

Kinh nghiệm cho thấy không có hiệp hội tốt không làm ăn được với người Trung Quốc. Họ lợi dụng bên mình không đoàn kết, chủ hàng nhỏ, ít vốn để ép giá và lợi dụng. Thà mang về chợ đầu mối bên mình mà bán còn đỡ lỗ hơn bán sang Trung Quốc để nó tự do ép giá. Còn bài toán lâu dài về hoa quả Việt Nam, niềm tự hào của Việt Nam thì chưa biết đến bao giờ mới có lời giải cho thực trạng được mùa mất giá, cứ lúc nào ông anh Trung Quốc không ăn hàng là giá rớt tự do và luôn ở thế yếu trong giao thương quốc tế...

Được biết, hiện ở Long An, Trà Vinh, thanh long đang ở mức 2.000đ/kg, xoài: 8.000 đ/kg, hồng xiêm: 9.000 đ/kg, mía thì thuê đốt bỏ để trồng cây khác....

 

(Interwood News)

Các tin tức khác

Hỗ trợ thông tin

Kinh doanh

Ms Cao Thị Hiền

058 555 4444Hỗ trợ thông tinHỗ trợ thông tin

Giao hàng

Ms. Nguyễn Cẩm Uyên

096 882 0440Kinh doanhKinh doanh

Kỹ thuật

Mr. Nguyễn Phùng Hưng

0989 525 000Giao hàngGiao hàng
Bảng tinBảng tin