pallet gỗ, thùng gỗ, ban pallet go, thung go

Công ty Cổ phần Interwood

Địa chỉ đăng kí: Số 282B Âu Cơ, tổ 36 cụm 5, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Tp. Hà Nội

Tel: 096 882 0440, Email: info@interwood.vn, Web: www.interwood.vn

Cảm nhận từ Ngày hội 1000 doanh nghiệp hội tụ tại KCN VSIP Bắc Ninh

NGÀY HỘI 1000 DOANH NHÂN HỘI TỤ Tổ chức tại KCN VSIP Bắc Ninh, ngày 24/12/2014 Chủ đề: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp gia đình truyền thống sang hiện đại Mình đi tham dự về mà cảm thấy có nhiều suy nghĩ. Tuy chương trình không được thành công về mặt tổ chức, số lượng khách tham dự rất ít nhưng cảm thấy lo lắng cho tương lai. Vài cảm xúc và suy nghĩ mong được chia sẻ và góp ý.

 

NGÀY HỘI 1000 DOANH NHÂN HỘI TỤ

Tổ chức tại KCN VSIP Bắc Ninh, ngày 24/12/2014

 

Chủ đề: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp gia đình truyền thống sang hiện đại

 

Mình đi tham dự về mà cảm thấy có nhiều suy nghĩ. Tuy chương trình không được thành công về mặt tổ chức, số lượng khách tham dự rất ít nhưng cảm thấy lo lắng cho tương lai. Vài cảm xúc và suy nghĩ mong được chia sẻ và góp ý.

 

Các diễn giả, bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân, từ anh Việt - Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô, anh Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, hay anh Vinh, anh Đồng đều chia sẻ rất chân thành và thẳng thắn, quá trình và những khó khăn mình đã phải trải qua để có được ngày hôm nay và đặc biệt là các vấn đề có tính sống còn với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

1. Vấn đề hội nhập quốc tế

Sắp tới hàng loạt hiệp định Việt Nam tham gia và kí kết với các nước, các tổ chức quốc tế như Hiệp định thành lập cộng đồng kinh tế Asean (AEC), Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), lộ trình tham gia và giảm thuế các hiệp định có sẵn như Asean - Trung Quốc, Asean - Hàn Quốc, Asean - Nhật Bản, Asean - Ấn Độ và hàng loạt các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và một số quốc gia sẽ dẫn đến sự thay đổi rất lớn môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong những năm sắp tới đây.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải tham gia một sân chơi toàn cầu với những rào cản gia nhập sẽ gần như bãi bỏ hoàn toàn. Hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài sẽ tràn vào với lợi thế về giá, chất lượng, tâm lý thích hàng ngoại do chi phí vận chuyển gần như không đáng kể. Cạnh tranh sẽ khốc liệt khi không còn hàng rào thuế và các biện pháp kĩ thuật được dỡ bỏ gần như hoàn toàn. Tôi không hiểu các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn đến đâu khi mà bây giờ rất nhiều hàng hóa của chúng ta đã không thể cạnh tranh.

Ví dụ như ngành mía đường, đường Việt Nam làm ra không cạnh tranh nổi đường nhập lậu, dù đường nhập lậu từ Thái Lan để sang được Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển cao, rủi ro bị bắt, bị thu giữ lớn, vậy mà chất lượng tốt hơn, giá bán ra vẫn thấp hơn đường Việt Nam sản xuất, đẩy các nhà máy đường và hàng triệu nông dân trồng mía vào cảnh lao đao, bấp bênh, ruộng mía bỏ hoang vì nhà máy đường khó khăn không thu mua nữa.

Các mặt hàng nông sản xuất hàng triệu tấn như gạo, cafe, cao su của hàng triệu nông dân cũng chỉ xuất thô trong bao năm qua, hiệu quả kinh tế thấp, liệu có thể trông chờ vài năm nữa có thể xuất khẩu ở dạng đã chế biến để nâng giá trị?

Hiện chúng ta chỉ quen có người Nhật, người Trung Quốc, người Singapore, châu Âu, Mỹ sang Việt Nam làm việc, đến khi khu vực mở rộng, sẽ còn có nhiều người khác đến Việt Nam làm ăn, trong khi đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ sang các nước đó làm việc, kiếm cơ hội? Chúng ta có đủ tự tin trở thành công dân quốc tế, làm việc ở đâu cũng được? Giờ chúng ta chỉ quen nghe thấy phải giữ miếng bánh của mình khi cạnh tranh với nước ngoài, phải nâng thuế, phải ưu đãi thêm.... mà mấy khi nghĩ đến việc chúng ta cũng đi kiếm bánh từ nước ngoài?

Nhìn rộng ra thêm thì hầu như không có doanh nghiệp Việt nào đủ sức cạnh tranh sòng phẳng trong khu vực chứ chưa nói đến toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu chiếm số lượng lớn. Hơn 80% số doanh nghiệp không biết gì về các cam kết của Việt Nam trong những năm tới, những thay đổi về chính sách bắt buộc trong năm 2015 và các năm tiếp theo. Liệu các doanh nghiệp sẽ bơi ra sao khi nước biển tràn vào? Viễn cảnh năm nay vẫn kinh doanh mặt hàng này, nhưng năm sau sẽ ế ẩm và dừng sản xuất do không thể cạnh tranh được là rất cao dù có lợi thế sân nhà.

 

2. Vấn đề nhân lực chủ chốt

Các doanh nghiệp đều rất thiếu nhân lực cấp cao có đủ tâm và đủ tầm để lèo lái và phát triển bền vững. Những người sáng lập công ty, có thể chỉ tài giỏi ở một mức độ nào đó, trong một giai đoạn cụ thể, chứ không thể và không đủ sức đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới mang tính đột biến. Lực lượng kế cận không được chuẩn bị. Đa số các doanh nghiệp gia đình, chồng làm Giám đốc, vợ làm kế toán kiêm thủ quỹ, con phụ trách mua bán... không để các vị trí, chức vụ quan trọng cho người ngoài làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Như anh Việt có tâm sự, dễ nhất và khó nhất để doanh nghiệp phát triển chính là những ông chủ của mình. Họ có dám chấp nhận đánh đổi và hy sinh hay không để đưa doanh nghiệp thoát khỏi quy mô gia đình truyền thống để tiến lên chuẩn mực.

Ở nhiều công ty gia đình, con cái không muốn nối nghiệp bố mẹ, là những người đã sáng lập công ty. Nhiều công ty bố mẹ dù đã nhiều tuổi, nhưng không từ bỏ quyền hạn của mình, không chuyển giao hoàn toàn, mà bắt ép con cái phải làm theo mình, theo cách nghĩ của mình, làm hạn chế sự sáng tạo và năng động của tuổi trẻ. Nếu có thuê người ngoài gia đình thì không tin tưởng, kiểm soát quá chặt chẽ, không giao thực quyền càng khiến doanh nghiệp không thể đi lên dù có tiềm năng.

 

3. Chủ doanh nghiệp có dám chấp nhận đại phẫu để đưa công ty đi lên?

Đang nắm 100% doanh nghiệp, mấy người dám từ bỏ quyền lợi tuyệt đối của bản thân để hợp tác với đối tác chiến lược, thậm chí đối tác nước ngoài để tận dụng vốn, kinh nghiệm và hệ thống của họ, đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới? Tâm lý sợ mất công ty mà mình đã bao năm gây dựng, sợ suy giảm ảnh hưởng, sợ kết quả kinh doanh đi xuống, không dám mạo hiểm cản trở những ông chủ doanh nghiệp tìm đến các đối tác để tận dụng cơ hội hợp tác.

Để có thể mời gọi đầu tư, hợp tác, bản thân các doanh nghiệp phải tự thay đổi. Quản trị công ty phải rõ ràng, quy trình quản lý, quy trình sản xuất... phải chuẩn hóa, thông tin phải rõ ràng, minh bạch và quá trình này phải là thường xuyên, liên tục, tạo thành một văn hóa, bản sắc và giá trị vô hình của doanh nghiệp.

 

4. Kế thừa nền tảng sẵn có để phát triển

Ngoại trừ đánh giá mặt hàng, ngành nghề không còn phù hợp, không phải thế mạnh của doanh nghiệp và muốn từ bỏ để tập trung vào mảng khác, các doanh nghiệp và các nhà cải cách nên tập trung phát triển trên nền tảng kế thừa các nguồn lực có sẵn. Đây là cách tiết kiệm nhất và hợp lý nhất để đưa công ty đi lên. Nhiều khi chỉ cần có những điều chỉnh, sản xuất hợp lý hơn, tiết kiệm hơn, đưa sản phẩm chiến lược ra thị trường đúng tâm lý, thị hiếu, đúng thời điểm và mức giá phù hợp là có thể cải thiện đáng kể tình hình kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh.

Việc đập bỏ hoàn toàn để xây mới nền tảng là giải pháp tốn kém và rủi ro cao, khả năng thành công thấp và khó được chấp nhận.

 

5. Thành công nhỏ trong ngắn hạn

Làm gì thì làm nhưng bạn nên mang lại thành công dù nhỏ trong ngắn hạn, thành công trong trước mắt. Thành công này giúp các cổ đông, ông chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp thêm tin tưởng vào những thay đổi mà bạn đã thực hiện. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thuận lợi ít mà khó khăn nhiều tạo nên tâm lý nóng vội và ít kiên nhẫn. Người ta giờ đây không thể đợi sau 3 năm, 5 năm có kết quả tốt, mà tốt nhất nên sau 6 tháng, 1 năm có chút thành tựu để tạo thêm niềm tin và ủng hộ chính sách cải cách.

 

6. Tiêu chuẩn hóa quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp luôn là điểm yếu đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp đặc thù quá với quá nhiều con cháu anh em tham gia quản lý thì khó nhân rộng và phát triển. Rồi đến khi phát triển ra thêm nhiều mặt hàng hơn, nhiều chi nhánh hơn, không kiếm đâu ra được người quen, họ hàng đủ trình độ để quản lý thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự.

Do vậy xây dựng và vận hành được một hệ thống quản lý, từ quản lý nhân sự, quy trình sản xuất, mua bán, kiểm soát công ty, quản lý rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng tốt và minh bạch để phát triển, tuyển dụng thêm được nhân tài tham gia.

 

7. Khách hàng có phải là thượng đế?

Một câu hỏi trực tiếp đến anh Việt - Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô: " Nếu một trường hợp cụ thể có mâu thuẫn giữa quyền lợi khách hàng và quyền lợi công ty, anh sẽ làm thế nào". Anh Việt thẳng thắn tâm sự nếu hỏi tôi câu này trên tivi, tôi sẽ nói khách hàng là trên hết, tôi sẽ giải quyết theo hướng bảo vệ quyền lợi khách hàng. Nhưng nếu ở công ty, chưa chắc tôi đã làm thế. Lý do rất đơn giản, nếu tôi vì khách hàng mà gây hại cho công ty, thì các ông chủ của tôi sẽ sa thải tôi ngay. Ăn cây nào thì rào cây đó mà. Lúc đó, nếu bị sa thải, tôi không còn cơ hội làm gì tốt đẹp cho khách hàng của mình nữa.

 

8. Giờ cao su

Dù có lịch trước ghi rõ chương trình sẽ bắt đầu lúc 14h00 nhưng phải đến gần 15h mới bắt đầu được do khách tham dự đều đến muộn, ảnh hưởng đến thời lượng phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm và trả lời trực tiếp của các chuyên gia. Không biết kiểu làm việc thế này còn tồn tại đến bao giờ mới thay đổi ở các ông chủ doanh nghiệp Việt?

Đi muộn. Làm muộn. Nhận thức muộn. Muộn cơ hội. Hành động muộn. Thay đổi muộn. Lụi tàn dù cũng không sớm trong trước mắt nhưng tất yếu. Hãy hé mắt nhìn thực trạng các ngành cơ khí, chế tạo, ô tô, xe máy, chế biến nông sản, mía đường, giấy, hóa chất, gạch ngói.... xem họ đang đi đến đoạn đường nào đến Văn Điển.... Tương lai mờ mịt đang chờ ngành xi măng, sắt thép, vận tải đường sắt, nhựa, vận tải biển....

 

Tham khảo thêm: Cộng đồng Kinh tế Asean trên wikipedia

(Interwood News)

Các tin tức khác

Hỗ trợ thông tin

Kinh doanh

Ms Cao Thị Hiền

Giao hàng

Ms. Nguyễn Cẩm Uyên

Kỹ thuật

Mr. Nguyễn Phùng Hưng

Bảng tinBảng tin