Giá gỗ đầu vào tăng 10% gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và khách hàng
Giá gỗ đầu vào tăng 10% gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và khách hàng
GIÁ GỖ ĐẦU VÀO TĂNG CAO
Giá gỗ đầu vào tăng 10 - 15% gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và khách hàng
Giá gỗ keo nguyên liệu đã tăng 10 - 15% cho mỗi mã hàng có đường kính từ 10cm đến 30 cm (loại phổ biến để xẻ thành khí đóng pallet gỗ, thùng gỗ). Dù nguồn cung từ các nông trường và hộ dân vẫn ổn định, song từ đầu năm 2014, thời tiết các Tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam liên tục có mưa, mưa rào trong suốt 4 tháng đầu năm đã gây khó khăn rất lớn cho khâu khai thác.
Trời mưa liên tục khiến cho công nhân không thể sử dụng máy cưa cầm tay để cắt. Đường đất lầy lội, trơn trượt khiến việc vận chuyển khúc gỗ từ rừng xuống chân núi không thể thực hiện được. Không những thế, thị trường gỗ dán (sử dụng 100% gỗ keo làm cốt bên trong) khởi sắc từ cuối năm 2013 khiến nhu cầu gỗ keo để bóc gỗ tăng lên càng khiến nguồn cung gỗ tròn để xẻ thanh gặp nhiều khó khăn. Chi phí khai thác cùng chi phí vận tải tăng lên, đặc biệt kể từ khi Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh kiểm soát tải trọng xe tải để bảo vệ đường và an toàn giao thông là nguyên nhân chính đẩy giá lên cao.
Giá cao nhưng để nhập được gỗ cũng không đơn giản và không có nhiều lựa chọn. Nhiều cơ sở xẻ thủ công cho biết để có gỗ làm trong thời kì khó khăn này đã là vấn đề rất lớn đối với họ. Nhiều cơ sở chấp nhận hòa hoặc lỗ vốn để làm cho các đơn hàng của khách đã nhận trước nhưng tình trạng kéo dài thực hiện đơn hàng hoặc phải hủy đơn hàng đã trở nên rất phổ biến. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch giao hàng cho khách hàng và một lần nữa chứng tỏ chỉ có các công ty quy mô lớn mới có thể giảm thiểu tình trạng thiệt hại do thiếu hụt nguồn cung bằng giải pháp dự trữ gỗ khối lượng lớn và thường xuyên trong kho, dù tồn đọng vốn rất lớn trong khi giá thành xuất xưởng cho khách hàng rất khó tăng lên do hợp đồng dài hạn đã kí.
Giải quyết triệt để vấn đề này thì việc hợp tác giữa các nhà cung cấp và khách hàng là rất quan trọng, đặc biệt tầm quan trọng của các hợp đồng, cam kết dài hạn để các bên chủ động sản xuất, dự trữ nguyên liệu trong lúc khó khăn và chia sẻ lợi ích để các bên có thể ổn định sản xuất và kinh doanh.
(Interwood News)
Interwood News
Các tin tức khác